VẠN ĐẠT - THÔNG TIN SO SÁNH CÁC LOẠI VÁN GỖ
Đi đầu về uy tín - chất lượng - giá cả - quy mô ở Huế
Địa chỉ :
Cơ sở 1:57 Đinh Tiên Hoàng-TP Huế, điện thoại: 054-3525851 (Gần ngã tư Đinh Tiên Hoàng và Mai Thúc Loan)
Cơ sở 2: 178 Lê Duẩn - TP Huế, điện thoại: 0913495607 (Gần cầu mới xây ở Bạch hổ)
Thời gian làm việc: Từ 7h sáng - 8h tối ( Tất cả các ngày trong tuần, có phương tiện vận chuyển cho khách hàng ở xa )
Phương thức thanh toán: Trực tiếp - thanh toán sau khi nhận hàng - chuyển khoản và các hình thức khác
Trong
thiết kế và thi công nội thất, sàn gỗ là sản phẩm được đánh giá cao, nhất là
trong các hộ gia đình bởi có nhiều ưu điểm, phù hợp với thiết kế nội thất ngoại
thất cho gia đình. Ngoài ra, giá cả cũng phù hợp với túi tiền của nhiều gia
đình. Tuy nhiên không phải ai cũng có kiến thức và hiểu biết về các loại gỗ sàn
và cách lựa chọn loại gỗ phù hợp với nhu cầu gia đình. Dịch vụ thiết kế nội thất
văn phòng, thi công nội thất văn phòng Sapu xin được giới thiệu bài viết sau với
mong muốn chia sẻ thêm một vài thông tin về các loại gỗ ván sàn đến các bạn.
các
loại gỗ sàn công nghiệp gỗ verneer
1. Ván gỗ Veneer:
Gỗ
Veneer thực chất là một lớp gỗ tự nhiên mỏng, được sử dụng nhiều trong các sản
phẩm bằng gỗ, tạo bề mặt cho sản phẩm gỗ. Gỗ Veneer được tạo ra bằng cách lạng
mỏng từ gỗ tự nhiên như gỗ sồi, gỗ pơ-mu, gỗ căm xe, gỗ xà cừ,... Do đó bề mặt
của veneer đẹp tự nhiên và có độ bóng cao. Các lớp gỗ bên trong thường được sử
dụng bằng các loại gỗ công nghiệp để tiết kiệm chi phí. Trong quá trình tạo ra
các sản phẩm gỗ, người tợ thường gọi luôn gỗ sử dụng là gỗ Verneer, trong đó gồm
cả các loại gỗ công nghiệp được phủ bề mặt Veneer.
-Ưu
điểm: Dễ dàng và đơn giản trong gia công, sử dụng trong thi công các công trình
cần tính mỹ thuật cao, mang lại cho sản phẩm vân gỗ đẹp tự nhiên.
-
Nhược điểm: Thực chất chỉ là một lớp gỗ mỏng dùng làm bề mặt cho nên dễ bị xây
xước, trầy và bong tróc. Thời gian sử dụng của sản phẩm tương đối ngắn nếu
không giữ gìn.
-
Gỗ Veneer thường được dùng làm vách, tủ giường, bàn ghế, kệ sách trong thiết kế
nội thất. Để cho sản phẩm có thể chịu được nước và ẩm thì nên kết hợp với các
loại gỗ dán.
các
loại gỗ sàn công nghiệp gỗ ván dăm
2. Gỗ PB - Particle board - Ván gỗ dăm
Là
loại gỗ được sản xuất từ nguyên liệu nhân tạo như gỗ rừng trồng (bạch đàn, keo,
cao su, thông…), chủng loại phong phú, bề mặt có kích thước rông và về cơ lý có
độ bền cao. Các vật liệu trang trí như là melamine, veneer (gỗ lạng) sẽ được
dán phủ lên lớp mặt ván. Ván dăm là loại nguyên liệu được sử dụng nhiều trong
thiết kế và thi công nội thất, đóng các loại đồ dùng gỗ. Ván dăm được sản xuất
bằng quá trình ép dăm gỗ có pha trộn keo, tương tự như MDF nhưng gỗ được xay
thành dăm, nên chất lượng của ván dăm là tương đối thấp nếu so sánh với các loại
gỗ công nghiệp khác. Các loại gỗ ván dăm trên thị trường có độ dày phổ biến từ
10 đến 30 mm.
-
Ưu điểm: Dễ dàng và đơn giản trong gia công,chi phí tiết kiệm, tiết diện bề mặt
lớn.
-
Nhược điểm: Không chịu được ẩm và nước, dễ bong tróc, độ bền sản phẩm thấp.
-
Thường được sử dụng làm bàn ghế văn phòng, tủ kệ văn phòng hoặc gia đình. Thường
sử dụng kết hợp với gỗ Verneer để tạo tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
các
loại gỗ sàn công nghiệp gỗ mfc
3. Gỗ MFC (Melamine Faced Chipboard)
Ván
gỗ dăm phủ nhựa Melamine là một loại có cấu tạo giống với Gỗ PB, tuy nhiên có một
số đặc điểm khác biệt: cây gỗ ngắn ngày được được trồng chuyên để sản xuất loại
gỗ MFC. Cây gỗ được nghiền nhỏ và kết hợp với keo để tạo độ dính, sử dụng lực
ép để tạo độ dày. Bề mặt gỗ MFC sau khi hoàn thiện thường dùng PVC tráng lên hoặc
giấy in vân gỗ tạo tính thẩm mỹ. Sau cùng là công đoạn tráng bề mặt bảo vệ để
chống ẩm và chống trầy.
-
Ưu điểm: Dễ dàng và đơn giản trong thi công, thường dùng ở các công trình đơn
giản, tiết diện bề mặt gỗ lớn.
-
Nhược điểm: Là gỗ được dán ép kết hợp giữa gỗ dăm và keo nên không chịu được ẩm
và nước. Khi sản phẩm gặp nước hoặc độ ẩm cao thường bị phồng.
-
Thường được sử dụng làm bàn ghế văn phòng, tủ kệ văng phòng hoặc gia đình.
các
loại gỗ sàn công nghiệp gỗ mdf
4. Gỗ MDF (Medium Density fiberboard) - Gỗ ép
Gỗ
ép là nhóm gỗ nhân tạo có độ bền khá cao, kích thước lớn, thích hợp với các sản
phẩm đồ gỗ tại các nước nhiệt đới ẩm. Gỗ MDF được sản xuất qua quá trình ép sợi
gỗ xay nhuyễn đã trộn keo, với tỷ trọng từ 520-850kg/m3, tùy theo yêu cầu chất
lượng, nguyên liệu gỗ, độ dày của sản phẩm (dày từ 2,5-20cm). Trên thị trường
hiện có 3 loại chính là trơn, chịu nước và melamine.
-
Ưu điểm: Dễ dàng và đơn giản trong gia công,chi phí tiết kiệm, sử dụng cho nhiều
loại công trình, tiết diện bề mặt lớn.
-
Nhược điểm: Là gỗ được dán ép kết hợp giữa gỗ dăm và keo nên khả năng chịu nước
có giới hạn, với các loại Gỗ MDF chịu nước thì giá thành khá cao.
-
Thường được sử dụng làm bàn ghế văn phòng, tủ kệ văn phòng hoặc gia đình.
5. Gỗ HDF - High Density fiberboard
Được
sản xuất bằng cách dùng bột gỗ trộn keo và ép lại tạo độ dày, sử dụng công nghệ
với cường độ nén và khả năng chịu cháy, chịu nước. Gỗ HDF được định hình từ những
sợi gỗ xay và keo đặc biệt phenol dưới áp suất và nhiệt độ cao, có vân giống
như gỗ thật, thường được dùng để thay thế gỗ tự nhiên với tính thẫm mỹ cao. Gỗ
có nhiều màu sơn đẹp mặt, dễ dàng chuyển đổi màu sơn theo yêu cầu.
-
Ưu điểm: Gỗ HDF có khả năng cách âm khá tốt và khả năng cách nhiệt cao, thường
sử dụng cho các công trình đòi hỏi chất lượng cao. Độ bền cao, khả năng chống
trầy xước và chống nước tốt. Giá thành rẻ hơn so với gỗ tự nhiên.
-
Nhược điểm: Chất lượng sản phẩm không đồng đều, vì lý do lợi nhuận một số nhà sản
xuất đã cung cấp ra thị trường các sản phẩm chất lượng thấp, không chịu được nước.
-
Gỗ HDF chuyên dùng để làm cửa với nhiều kiểu mẫu, màu sắc đẹp bắt mắt. Ngoài ra
dùng làm nội thất chất lượng cao như: bàn ghế, tủ kệ, sàn ...
6. Gỗ PW – Plywood - Gỗ ván ép - Gố dán
Sản
xuất gỗ Plywood bằng cách ép những miếng gỗ thật với kỹ thuật ép ngang dọc trái
chiều nhau để tăng tính chịu lực.
-
Ưu điểm: Dễ dàng và đơn giản trong gia công,chi phí tiết kiệm, sử dụng cho nhiều
loại công trình, tiết diện bề mặt lớn.
-
Nhược điểm: Bề mặt gỗ xấu, chịu nước không cao, khi ẩm sẽ bị bong giữa các lớp
gỗ.
-
Thường dùng làm nội thất chất lượng cao như: bàn ghế, tủ kệ, sàn.
Ưu
điểm chung của các loại gỗ Công nghiệp:
Dễ
thi công và có giá thành tương đối tiết kiệm và phù hợp với nhiều loại hạng mục.
Thường được sử dụng trong các công trình văn phòng, nhà hàng hoặc gia đình. Tuổi
thọ tương đối ngắn, trong khoảng từ 3 đến 6 năm.
Hạn chế:
Sản phẩm cấu tạo từ gỗ nên khả năng ngâm nước hay chịu ẩm có giới hạn